Khái niệm về dây dẫn điện
Dây dẫn là 1 vật hoặc vật liệu cho phép dòng điện di chuyển theo 1 hay nhiều hướng. Ví dụ: 1 sợi dây là dây dẫn điện có thể dẫn điện dọc theo chiều dài của nó.
Trong những loại như đồng hoặc nhôm, các hạt tích điện chuyển động là các điện tử. Điện tích dương cũng có thể di chuyển. Chẳng hạn như điện catio của 1 pin hoặc các proton di chuyển của dây dẫn proton của 1 tế bào nhiên liệu.
Chất cách điện là vật liệu không dẫn điện có ít điện cực di chuyển và chỉ hỗ trợ các dòng điện không đáng kể. Dây dẫn điện có công dụng là truyền tải điện năng. Dây dẫn càng dài, điện năng hao hụt càng nhiều. Đây là hiện tượng sụt áp mà dân kỹ thuật thường nhắc tới.
So sánh dây điện và dây cáp điện
Giống nhau
Cấu tạo: dây điện, cáp điện có điểm chung đó là lõi dẫn điện được làm từ kim loại, lớp vỏ cách điện. Số lõi dẫn diện có thể là 1 hoặc nhiều lõi.
Công dụng: dùng để truyền tải điện hoặc để nối đầu các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp
Lĩnh vực sử dụng: trong đời sống sinh hoạt hằng ngày lẫn trong kinh doanh công nghiệp
Điểm khác nhau
Dây dẫn điện thường được chia là 2 loại là dây trần và dây bọc. Dây gồm 1 lớp vỏ bọc, đôi khi là 2 lớp vỏ bọc nhưng chỉ có 1 lõi dẫn điện.
Dây cáp điện là loại dây có nhiều lớp bọc cách điện và bảo vệ để đảm bảo an toàn, chống lại những tác dụng cơ học và ảnh hưởng của môi trường. Dây cáp điện trừ lớp vỏ cách điện còn có thêm lớp vỏ bảo vệ nên nó sẽ lớn hơn dây điện thông thường và khi nhìn bạn sẽ cảm thấy nó như sợi cáp.
Dây dẫn điện thương được sử dụng khi nó được đảm bảo cách điện an toàn cho thiết bị và người dùng. Dây trần thì được treo trên cao. Dây điện có giá rẻ hợp cáp điện, dễ thi công khi kéo và đấu nối.
Dây cáp điện được sử dụng trong những trường hợp có yêu cầu cao hơn về cách điện an toàn. Do cáp được bọc thép và chiu va đập, nó có thể chống cháy nổ và tại những nơi có nhiệt độ cao.
Dây điện thường được sử dụng cho mục đích dân dụng thì dây cáp điện chủ yếu dùng để truyền tải các nguồn điện cao, truyền tín hiệu điều khiển. Được sử dụng nhiều nhất trong các đầu nối của thiết bị công nghiệp hoặc dân dụng.
Phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện
Dây dẫn điện
Dây điện được chia thành 6 loại chính dựa theo các đặc tính của lõi dẫn điện
- Dây đơn cứng (VC): là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V
- Dây đơn mềm (VCm): là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn lại với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V
- Dây đôi mềm dẹt (VCmd): là loại dây có 2 ruột dẫn, mỗi rột gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.
- Dây đô mềm xoắn (VCmx) là loại dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.
- Dây đôi mềm ô voan (VCmo): là dây bao gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn với nhau hoặc đặt song song. Bên ngoài là 1 lớp vỏ bọc bằng PVC. Cấp điện áp của nó là 250V,
Dây cáp điện
Dây cáp điện thường được phân làm 3 nhóm dựa trên cấu trúc ruột dẫn, số lõi dẫn và theo hình dạng của vỏ bọc. Cụ thể nó được chia như sau:
Cấu trúc ruột dẫn gồm 2 loại:
- Dây cáp điện ruột cứng: gồm 1 hoặc 7 sợi được bện lại
- Dây cáp điện ruột dẫn mềm: gồm nhiều sợi mềm được bện lại với nhau
Phân loại theo số ruột dẫn:
- Dây đơn: ruột chỉ bao gồm 1 lõi dẫn điện
- Dây đôi: gồm 2 lõi dẫn điện
- Dây ba: ruột gồm 3 dây dẫn
Dây cáp điện phân loại theo hình dạng vỏ bọc, gồm 3 loại
- Dây bọc tròn
- Dây dạng oval
- Dây bọc cách dính
Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thêm được những kiến thức để phân biệt được dây điện và dây cáp điện. Ưu, nhược điểm của chúng.
> Xem thêm:
Nguyên tắc cần biết khi đấu dây điện và lắp đặt hệ thống điện