Cách sửa chập điện âm tường trong nhà hiệu quả nhất

Trong quá trình sử dụng điện của các thiết bị đều xảy ra quá trình tỏa nhiệt. Nếu không được kiểm soát tốt thì quá trình tỏa nhiệt này có thể làm chảy vỏ bọc dây dẫn điện gây cháy nổ. Bạn đang tìm kiếm cách sửa chập điện âm tường nhanh nhất, hiệu quả nhất? Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết nhé!

Các dụng cụ cần thiết:

  1. Bút thử điện.
  2. Đồng hồ Ampe kế.
  3. Kìm cắt và kìm nhọn.
  4. Băng dính điện chuyên dụng.
  5. Dây dẫn điện.
  6. Tua vít.

>> Xem thêm: Chập điện là gì? Nguyên nhân gây chập điện

Cách xử lý khi nhà bị chập điện:

1. Khắc phục sự cố chập điện dẫn đến nhảy Aptomat:

Khi chập điện dẫn đến nhảy aptomat có thể do ngắn mạch hay “move” tại các tiếp điểm. Khi đó chúng ta cần tìm được các vị trí trên.

+ Cách kiểm tra vị trí chập điện do ngắn mạch hay “move”:

  • Aptomat luôn nhảy sang chế độ OFF trong khi bạn cố bật sang chế độ ON. Tạm thời không nên mowr ON để tránh gây cháy nổ.
  • Rút hết các thiết bị sử dụng điện trong nhà.
  • Tìm các vị trí bị cháy hay nổ trước đó bằng các dấu hiệu như mùi khét, có tiếng tia lửa điện lẹt xẹt, trên tường hay các thiết bị điện bị cháy đen, khói…

Sử dụng ampe kế chọn các nấc thang đo: x1, hay x10, hay x100 (thang đo Ohm).

  • Trường hợp Aptomat 2 cực thì đưa 2 đầu kim đo của ampe kế vào 2 tiếp điểm cấp điện ra của aptomat. Khi đó, kim đồng hồ ampe kế chạy từ vạch dương vô cùng–> vạch 0. Trường hợp này khẳng định chập điện do ngắn mạch. Chúng ta tiến hành ngắt điện từng khu vực cấp điện cho tải, từng tầng trong nhà để xác định vị trí chập điện và tiếp tục sử dụng ampe kế để đo tìm vị trí ngắn mạch.
  • Trường hợp Aptomat 1 cực thì đưa 1 đầu kim đo của ampe kế vào 1 tiếp điểm của đầu ra aptomat. Dùng đầu kim còn lại của ampe kế tiếp xúc với dây mát, dây mát thường có màu trắng hoặc có thể dùng bút thử điện để kiểm tra. Sau đó, tiến hành xác định vị trí chập điện như trên.

+ Cách sửa chữa chập mạch điện do ngắn mạch:

  • Tắt nguồn cấp điện – Aptomat OFF.
  • Tiến hành tách rời ổ cắm, dây dẫn điện, công tắc…bị cháy nổ.
  • Sau đó, tiến hành đấu tắt thông qua các thiết bị hay loại bỏ nếu không có nhu cầu sử dụng nhiều. Dùng băng keo dính chuyên dụng bị kín các đầu dây mát và dây lửa.
  • Thay thế các thiết bị hư hỏng.
  • Khi sửa chữa tại các vị trí ngắn mạch xong dùng đồng hồ ampe kế đo lại Aptomat (yêu cầu thang đo luôn ở dương vô cùng). Khi đo, nên rút hết tất cả các thiết bị và các tải trong nhà.
  • Chuyển Aptomat ON và cắm, bật các thiết bị sử dụng như bình thường.

2. Khắc phục sự cố chập điện nhảy aptomat (chỉ số aptomat không đủ tải hay bị hỏng):

Sự cố này xảy ra khi aptomat không đủ tải tức là aptomat có chỉ số nhỏ không đáp ứng đủ cho tất cả các thiết bị có công suất lớn trong toàn bộ căn nhà. Hay aptomat bị hỏng.

+ Cách cách kiểm tra điện âm tường bị chập:
  • Cách sử dụng ampe kế để đo giống như trên, trường hợp này đồng hồ luôn ở vị trí dương vô cùng. Khi đó, aptomat của bạn đã bị hỏng.
  • Khi bật nhiều thiết bị có công suất lớn cùng lúc, aptomat bị nhảy OFF. Kế tiếp bạn nên tính toán công suất tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong nhà để lựa chọn aptomat cho phù hợp.

+ Cách khắc phục:

  • Mua aptomat tại các cửa hàng bán điện nước để thay thế khi chúng bị hỏng hay không đủ tải.
  • Trong quá trình đó bạn cần tắt nguồn điện để tiến hành thay thế aptomat. Công đoạn này cần người có chuyên môn về điện.

3. Khắc phục sự cố chập điện xảy ra một thời gian mới nhảy aptomat:

Trường hợp này mất nhiều thời gian để kiểm tra sử dụng thang đo Ôm X1, hay X10K. Cần có thợ sửa chập điện chuyên nghiệp thực hiện.

Quy trình sửa điện chập âm tường cơ bản tại nhà:

Cách kiểm tra điện âm tường bị chập và cách xử lý khi nhà bị chập điện, khắc phục tình trạng chập cháy điện một cách nhanh chóng, chuẩn xác và triệt để. Kỹ thuật viên thi công cần được tuân thủ nghiêm ngoặc theo quy trình cách sửa điện âm tường tiêu chuẩn, cụ thể:

Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối:

  • Để đảm bảo an toàn khi kiểm tra và sửa chữa. Cần ngắt kết nối điện hoàn toàn.
  • Điều này, chắc chắn đã được thực hiện khi có dấu hiệu chập cháy xảy ra. Nhưng đảm bảo các thành viên trong gia đình đều nắm chắc thì thợ thi công cần dặn dò kỹ từng người.

Bước 1: Xác định nguyên nhân sự cố chập mạch, chập điện:

  • Để có thể xử lý tình huống điện chập cháy một cách triệt để. Việc tìm ra nguyên nhân gây chập cháy là vô cùng quan trọng.
  • Cũng cần quan sát cả những vị trí có thể đã bị cháy nổ hoặc quá tải trước đó, kiểm tra các công tắc đèn, ổ cắm, CB…dọc theo mạch nối liền. Để không bỏ soát bất kì điểm gây lỗi nào hay điểm hư hỏng nào.

Bước 2: Loại bỏ phần thiết bị hư hỏng:

  • Sau khi tìm ra các thiết bị hay dây dẫn bị hư hỏng ngay.
  • Việc loại bỏ triệt để các thiết bị hư hỏng này không chỉ giúp công tác lắp đặt chất lượng và triệt để. Mà còn giúp hạn chế sự cố chập điện lặp lại sau này.

Bước 3: Lắp đặt thiết bị, dây dẫn điện mới:

  • Sau đó, tiến hành lắp đặt lại các thiết bị mới vào vị trí cũ hoặc di dời sang vị trí mới thuận tiện hơn.
  • Phụ kiện và thiết bị được thay mới cần chính hãng và chất lượng để đảm bảo tuổi thọ được sử dụng lâu dài.

Bước 4: Dọn dẹp và mở lại cầu dao thử điện trong nhà:

Sau khi đảm bảo mọi sự cố đã được khắc phục hoàn tất thì cần:

  • Dọn dẹp khu vực đã thi công với nhiều mảnh vụn, bụi bặm và tàn dư của việc cháy (nếu có).
  • Tiến hành khoá miếng chắn tủ điện (nếu có), và vứt đi những phần thiết bị, dây dẫn đã hư hỏng một cách an toàn, có nơi có chỗ.
  • Kiểm tra tổng thể các thiết bị vừa thay mới, các đoạn khác trong hệ thống trước khi kết nối điện.
  • Cuối cùng, mở lại cầu dao và vận hành các thiết bị điện để đảm bảo không còn tồn đọng bất kì khuyết điểm hay nguy hiểm nào.

Các lưu ý khi xử lý chập điện:

Để đảm bảo an toàn và thi công triệt để khi khắc phục sự cố chập cháy, người thợ thi công cần đặc biệt lưu tâm và chú ý các nguyên tắc sau:

  • Khoảng cách giữa các dây dẫn điện trần cần đạt tối thiểu 0.25 m.
  • Đối với các mối nối vào thiết bị phải được bảo vệ và che chắn chắc chắn bằng băng dính quấn kín.
  • Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
  • Không dùng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
  • Đối với các thiết bị tiêu thụ điện cần tiến hành kiểm tra độ nóng của chúng thường xuyên qua việc xờ vào vỏ bọc cách điện… Để tìm cách khắc phục kịp thời.
  • Cần lắp đặt aptomat cho hệ thống điện để có thể tự ngắt kết nối điện khi có sự cố chập cháy trong nhà mà không có ai ở nhà.
  • Chọn mua những thiết bị ổ cắm và phích cắm tương thích với nhau, cách điện tốt, chất lượng cao.
  • Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa…
  • Khi không có ai ở nhà hay khi không sử dụng đến, cần ngắt kết nối điện đến các thiết bị sử dụng điện để tránh rủi ro.
  • Khi sử dụng các bóng đèn điện, hay chăn sửi ấm cần đặt cách xa vật cháy tối thiểu 0.5 m.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì và vệ sinh hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện để kiểm soát tốt các sự cố hư hỏng từ khi mới chớm nở.
Chia sẻ:

Bài Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *